Trị vì Thiên_hoàng_Kimmei

Vì vài sự khác nhau trong ghi chép về Khâm Minh Thiên hoàng trong Nhật bản thư kỷ, một vài người tin rằng đây thực chất là một triều đình đối địch với triều đình của An Nhàn Thiên hoàngTuyên Hóa Thiên hoàng. Tuy nhiên, theo ghi chép truyền thống, không phải cho đến lúc anh trai của Khâm Minh là Tuyên Hóa Thiên hoàng băng hà thì ông mới lên ngôi.

Theo ghi chép này, Tuyên Hóa Thiên hoàng băng hà vào năm 539 ở tuổi 73;[2] và việc thừa kế ngôi báu 践祚 (senso, tiễn tộ?) được trao cho con trai thứ ba của Kế Thể Thiên hoàng, là người em trai ngay sau Tuyên Hóa. Ít lâu sau đó, Khâm Minh được cho rằng đã giành được ngai vàng 即位 (sokui, tức vị?).[3].

Khâm Minh Thiên hoàng thành lập triều đình tại điện Ky Thành Đảo Kim Thích cung (磯城嶋金刺宮; Shikishima no Kanazashi) ở tỉnh Yamato.[4].

Những vị đại thần của Khâm Minh Thiên hoàng là:

Mặc dù triều đình chưa chuyển đến vùng Asuka trước năm 592, triều Thiên hoàng Khâm Minh được một số người coi là khởi đầu cho thời Asuka của Nhật Bản, đặc biệt là những người kết hợp thời Asuka trước hết với việc truyền bá Phật giáo vào Nhật Bản từ Triều Tiên.

Theo Nihon Shoki, Khâm Minh Thiên hoàng nhận bức tượng đồng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như là một món quà từ Thánh Minh Vương (聖明王, Seimei Ō) của Bách Tế cùng với đoàn sứ thần đặc biệt có thợ thủ công, nhà sư, và các đồ tạo tác khác vào năm 552. Tuy vậy, theo Jōgū Shōtoku Hōō Teisetsu, Phật giáo được truyền vào năm 538. Mặc dù Phật giáo đã được nhiều người nhập cư từ Triều Tiên thờ phụng từ trước đó, sự kiện này được coi là sự truyền bá chính thức Phật giáo vào đất nước.

Với việc truyền bá tôn giáo mới vào triều đình, quan hệ giữa gia tộc Mononobe ủng hộ thờ cùng các vị thần truyền thống Nhật Bản, và gia tộc Soga ủng hộ tiếp thu Phật giáo xấu đi nhiều. Ít lâu sau khi nhà Soga bắt đầu thờ cúng các bức tượng Phật, một bệnh dịch nổ ra, và nhà Mononobe gán cho đó là lời nguyền của các vị thần Nhật Bản trừng phạt việc thờ cúng các vị thần ngoại lai. Mononobe no Okoshi và người của mình ngay lập tức ném các bức tượng xuống sông Naniwa và đốt cháy ngôi chùa mà nhà Soga đã dựng để ngăn chặn bệnh dịch.

Theo Nhật Bản sử ký, Khâm Minh Thiên hoàng trị vì cho đến khi qua đời năm 571 và được chôn cất ở Cối Ôi Phản Cáp Lăng (桧隈坂合陵, Hinokuma no Sakai), nhưng một thuyết mạnh hơn cho rằng ông thực ra được chônKiến Phù Hoàn Sơn Cổ Phần lăng (見瀬丸山古墳陵, Kofunmisemaruyama) nằm ở thành phố Kashihara (橿原市).

Liên quan